Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Đặc tướng

là tướng riêng biệt của thân, thọ, tâm, pháp của từng người. Đặc tướng còn gọi là khả năng riêng biệt của từng người, không phải trời phú cho, mà do họ khéo huân tập trong nhiều kiếp. Ví dụ: Một người nghe đức Phật thuyết pháp xong thì chứng quả Tu Đà Hoàn, có đầy đủ pháp nhãn, nhưng lại có người cũng nghe thuyết pháp xong mà tật nào vẫn còn tật nấy, không bỏ được.

Đấy cũng là đặc tướng của mỗi con người. Người tu theo đạo Phật phải tùy theo đặc tướng của mình, thì sự tu tập mới có kết quả nhanh chóng. Không theo đặc tướng của mình tu tập thì kết quả khó thành tựu.

Tu tập phải tùy theo đặc tướng của mình mà thực hiện cho đúng pháp, thì có kết quả lợi ích rất lớn. Đặc tướng có Hành tướng ngoại, Hành tướng nội và Nhân tướng. Hành tướng Nội Ngoại là hơi thở, Nhân tướng là hình dáng cơ thể, có người có nhân tướng cao, có người có nhântướng thấp, có người đẹp, có người xấu, người da trắng, người da đen, người mập, người ốm, người mặt dài, mặt ngắn, mặt vuông, mặc chữ điền, mặt bầu, mặt tròn.

. Đặc tướng tốt hay xấu đều do nhân quả huân tập nhiều đời nhiều kiếp mà thành, chứ không phải huân tập trong một sớm một chiều mà có được. Cho nên, người có tài ba lỗi lạc là do sự huân tập nhiều đời nhiều kiếp, cũng như người tu nhanh chậm.

Nếu chúng ta cho rằng mình tu chậm rồi bỏ cuộc tu, tức là không huân tu nữa thì như vậy đặc tướng của chúng ta sẽ xấu và cuộc đời sẽ trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ đau mãi mãi. Người ta tu nhanh là nhờ người ta tu nhiều kiếp rồi, còn mình tu chậm là do mình mới tu trong kiếp này mà thôi.

Chính đó là đặc tướng của mỗi người. Vì thế càng tu chậm lại càng tu tập nhiều hơn; càng tu chậm lại càng tu tập kỹ hơn.

Gợi ý